Bước 1: Xác định lỗ rò, vết rạn nứt trên thân chum
Muốn sửa thì phải biết chỗ sai đúng không anh em. Trước khi xử lý chum sành bị rò rỉ, anh em cần phải kiểm tra để biết chỗ thủng, từ đó mới có thể tìm phương hướng sửa. Bởi tùy vào kích thước vết nứt, chúng ta lại có những cách cứu vãn khác nhau.
Nếu vết nứt thành vết to, toác hẳn ở thân chum do bị va đập mạnh, khi đổ nước vào chum nước bị chảy thay vì rò, tốt nhất anh em nên thay chum mới. Bởi vết nứt như vậy đã ảnh hưởng phần xương gốm và cấu trúc của chum.
Nếu có đắp lại bằng các nguyên vật liệu xây dựng khác, anh em cũng sẽ không được thưởng thức hương rượu êm đích thực của rượu ngâm chum sành đâu!
Bên cạnh đó, anh em có thể thay đổi mục đích sử dụng của chum cũ. Thay vì ngâm rượu, anh em chuyển chum sang trồng cây. Đây là một cách vô cùng sáng tạo. Kiểu trang trí này thường được bày trong các biệt thự có vườn rộng.
Nếu vết nứt chỉ là những vết nhỏ dạng lỗ, li ti ở thân chum hoặc xuất hiện dưới đáy chum, anh em hãy làm theo những bước bên dưới.
Bước 2: Xử lý lại lỗ rò
Khi xác định được vết rò có thể cứu vãn, lại có rất nhiều cách xử lý. Hầu hết cách khắc phục chum sành bị rò rỉ mà chúng tôi liệt kê dưới đây đều là những cách đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp để anh em dễ dàng áp dụng.
Anh em có thể chọn một trong những cách sau:
Điều kiện áp dụng: Dùng cho những vết rò nhỏ li ti trên thân chum
Cách làm:
Rửa sạch chum bằng nước thường, sau đó phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên.
Dùng một chiếc cọ lông nhúng vào mật ong, quét một lớp vào những vị trí anh em cho rằng bị rò.
Với những anh em kỹ tính, có thể quét hết mặt trong chum vì cách này vừa đơn giản, lại không quá tốn thời gian.
Không tráng lại nước mà tiếp tục phơi chum khô. Khi lớp mật ong đã khô hẳn, tức chum đã sẵn sàng cho anh em đem đi ngâm rượu!
Cách 2: Sử dụng sữa bò, giấm, lòng trắng trứng
Điều kiện áp dụng: Dùng cho chum sành bị rò rỉ li ti hoặc có những vết nứt nhẹ.
Cách làm:
Trộn sữa bò với giấm, khuấy đều tay cho đến khi tạo được hỗn hợp đặc sệt.
Pha một chút nước vào lòng trắng trứng đã chuẩn bị sẵn, tiếp tục khuấy đều, sau đó đổ vào hỗn hợp sữa giấm đã làm trước đó.
Đổ vôi bột khi hỗn hợp sữa bò - giấm - lòng trắng trứng đã quyện lại với nhau, đảo đều tay để cho ra hỗn hợp cuối cùng sẽ có tính đặc dính.
Quết hỗn hợp này vào những vết nứt hoặc rò rỉ trên chum, sau đó quấn chặt lại bằng dây chun.
Sau khi hỗn hợp đã khô, có thể bỏ dây và hơ qua lửa để tăng thêm độ chắc.
Cách 3: Dùng keo chuyên dụng dành cho đồ sành sứ
Nếu cảm thấy lấn cấn không yên tâm với những cách làm thủ công từ những nguyên liệu có sẵn tại nhà trên, anh em có thể hỏi mua các loại keo dính chuyên dụng dành cho đồ sành sứ, thủy tinh như keo PVA.
Anh em có thể tìm đến những địa chỉ sản xuất chum sành để hỏi những loại keo chuyên dụng này. Nhưng khuyên anh em tốt nhất hãy nhờ đến sự giúp đỡ của cơ sở chum sành gốm sứ uy tín hoặc nơi anh em đã mua chum.
Những người có kinh nghiệm sẽ có cách xử lý vết nứt “mượt” hơn chúng ta nhiều, đồng thời vẫn đảm bảo giữ tính thẩm mỹ của chum!
Tổng kết
Chỉ với hai bước đơn giản cùng những nguyên liệu đi đâu cũng tìm thấy như trên, anh em hoàn toàn có thể xử lý vấn đề chum sành bị rò rỉ tại nhà hết sức nhanh gọn mà chum vẫn lành lặn như mới!
Tuy nhiên, chum nứt là điều chẳng anh em nào muốn gặp. Vậy nên ngay từ đầu hãy chọn cho mình những sản phẩm chum chất lượng cao nhé!
Thế nhưng, thị trường hiện nay xảy ra rất nhiều hiện tượng trộn hàng, tức trộn các chum tốt với các chum kém chất lượng để bán với giá cao.
Những chum kém chất lượng này thường là những chum trông hoàn hảo nhưng thực tế phần xương gốm bị nung non, dễ bị rò rỉ và nứt âm trong khi sử dụng.
Để tránh gặp phải trường hợp chum sành bị rò rỉ không mong muốn, anh em nên tìm đến những địa chỉ bán chum sành Bát Tràng uy tín, thời gian bảo hành lâu.
Chắc chắn đây sẽ là những chỗ có giá cao hơn mức trung bình một chút. Nhưng để đánh đổi với sức khỏe, lại không bị tiền mất tật mang, nó hoàn toàn xứng đáng!