Rượu táo mèo có tác dụng gì?
Cây táo mèo hay còn được gọi với cái tên là sơn tra, được mọc nhiều tại vùng núi Hoàng Liên Sơn. Loại quả này thường được người dân vùng Tây Bắc ngâm thành một loại rượu có màu nâu, vị ngọt thơm đặc trưng. Vì thế, khi có dịp tới đặt chân tới đây, phần lớn hành khách đều muốn thưởng thức loại rượu dân dã với nhiều công dụng cho sức khỏe này.
Đặc trưng là thế, vậy rượu táo mèo có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của rượu táo mèo với sức khỏe người dùng.
- Phòng bệnh tim mạch
Trong Y học cổ truyền, rượu táo mèo có vị đắng, hơi hắc có khả năng tiết dịch vị tiêu hóa cũng như tăng tiết acid mật, pepsin từ dịch vị, chữa rối loạn tiêu hóa do dung nạp nhiều thịt mỡ. Thêm vào đó, chúng còn có công dụng ức chế trực khuẩn E.coli, chữa kiết lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng, suy giảm bạch hầu.
- Điều trị bệnh viêm khớp
Loại rượu này có tác dụng chữa viêm khớp, chân tay nhức mỏi khá hiệu quả. Để mang lại tác dụng điều trị chứng bệnh này, người bệnh cần pha rượu táo mèo với một ít mật ong và nước lọc rồi uống đều đặn sau mỗi bữa ăn. Lưu ý, mỗi lần bạn sử dụng chỉ lấy khoảng 1 thìa nhỏ rượu táo là đủ.
- Giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe
Không chỉ giúp chữa bệnh lý, cải thiện sức khỏe mà rượu táo mèo còn giúp bạn sở hữu một mái tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn. Sau khi gội đầu, các bạn lấy một ít rượu táo pha với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau rồi thoa hỗn hợp này lên tóc. Biện pháp này có cơ chế hoạt động như khi dùng dầu xả, sau khoảng 3 – 5 phút, các bạn gội lại với nước sạch là sẽ có được mái tóc như ý.
- Chữa bệnh cao huyết áp
Rượu táo mèo còn được biết đến với tác dụng điều trị chứng cao huyết áp như xung huyết, rối loạn lipid máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cáu gắt, mất ngủ, khô miệng, lưỡi đỏ, tiêu chảy,…
- Kích thích tiêu hóa
Do có khả năng kháng khuẩn, cường tim, chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ gan cũng như cải thiện chức năng miễn dịch, chữa béo phì,… mà rượu táo mèo rất tốt cho hệ tiêu hóa nếu được sử dụng với liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, các bạn lưu ý không nên sử dụng rượu táo mèo khi bụng đang đói, vì điều này sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày và khiến rượu phản tác dụng.
- Giúp đẹp da
Làm đẹp da là một trong những tác dụng tuyệt vời của rượu táo mèo mà chúng ta phải kể đến. Có không ít chị em phụ nữ dùng giấm táo để làm mặt nạ vì chúng có tác dụng làm se lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, dưỡng ẩm cho da cũng như tăng độ đàn hồi, đảm bảo da trắng mịn, hạn chế mụn hình thành.
Trường hợp nào không nên sử dụng rượu táo mèo?
Táo mèo mang tới nhiều tác dụng tích cực khi ngâm rượu nhưng nó cũng để lại không ít tác dụng phụ cho người dùng. Đặc biệt khi bạn quá lạm dụng rượu táo mèo ở một số đối tượng đặc biệt sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai
Rượu táo là thức uống mà phụ nữ mang thai và đang cho cho bú không nên sử dụng. Bởi nếu uống hơn 200ml/ngày chúng có thể làm giảm lượng lipid trong cơ thể. Với phụ nữ mang thai, nếu lipid giảm sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Người bị viêm loét dạ dày
Đặc tính của rượu táo mèo là có vị hơi đắng nên có thể làm ảnh hưởng nhiều tới bệnh dạ dày, cụ thể là với những người bị viêm hay loét dạ dày lâu năm. Do đó, trường hợp bị viêm loét dạ dày nếu muốn sử dụng chỉ nên dùng một ít rượu táo mèo khô. Bởi táo mèo tươi có chứa một lượng lớn axit có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Với những đối tượng này, các bạn nên sử dụng rượu táo mèo sau bữa ăn và một ngày chỉ nên dùng 1 ly nhỏ để không khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Để chắc chắn, bệnh nhân đang điều trị bệnh dạ dày cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nam giới có nhu cầu sinh lý cao cần lưu ý khi uống rượu táo mèo
Ít người biết rằng rượu táo mèo có hại cho sinh lý nam nếu sử dụng với liều lượng quá cao. Các nghiên cứu cho biết, loại rượu này có khả năng kích thích hormone testosterone ở nam cũng như giúp tăng chức năng sinh sản. Tuy nhiên nếu sản xuất tinh trùng tăng lên dễ dẫn tới việc khó dung hòa trong mối quan hệ tình dục với bạn tình. Vậy nên, nếu cánh mày râu có ham muốn tình dục cao thì phải điều tiết liều lượng dùng cho phù hợp.
- Người mắc bệnh tim
Do có chứa axit ursolic, ethyl nên khi đi vào cơ thể, rượu táo mèo sẽ làm tăng số lượng hồng cầu nên các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, mạch vành bị giãn có thể thấy tim đập nhanh hơn bình thường.
Được biết, tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi sau 2 – 3 giờ uống rượu. Tuy nhiên, tốt nhất thì bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, có tiền sử từng bị bệnh thì không nên sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên loại rượu này với cường độ lớn.