Lợi ích không tưởng từ rượu nếp cẩm
Gạo nếp cẩm thường được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc, có phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu vàng nhạt, rất giàu giá trị dinh dưỡng. Trong Đông y, gạo nếp cẩm có vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí; có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho tim mạch và máu huyết.
Rượu nếp cẩm được chế biến bằng cách ủ men rượu cùng với nếp cẩm đã được xôi chín. Tùy thời tiết mà sau 3 - 5 ngày sẽ cho ra thành phẩm, màu sắc đẹp mắt, vị chua chua, nồng mùi rượu và cay ngọt.
Sử dụng một lượng vừa đủ rượu nếp cẩm hàng ngày mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Phòng ngừa rất tốt các bệnh bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp.
- Giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
- Giúp bồi bổ cho cơ thể, kích thích tiêu hóa.
- Trong rượu nếp cẩm chứa rất nhiều vitamin B, có tác dụng cho việc làm đẹp của chị em.
- Rượu nếp cẩm có màu đỏ thẫm, chứa nhiều sắt, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt.
- Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
- Gạo nếp cẩm cực tốt cho những người gầy, thiếu cân, ăn kém ngon. Ăn cơm rượu nếp cẩm nguyên chất hàng ngày sẽ giúp tăng cân nhanh chóng và lấy lại cân nặng mong muốn.
Sản phẩm không những sử dụng được hàng ngày mà còn có thể dùng trong các dịp đặc biệt như liên hoan, hội họp, đám cưới, sinh nhật…
Hướng dẫn làm cơm rượu nếp cẩm tại nhà
Chọn gạo làm rượu
Những hạt gạo đạt tiêu chuẩn để làm rượu được chọn lựa kỹ càng, căng mẩy, thuôn dài đều và có màu tím sậm tự nhiên, đảm bảo không nhuộm hóa chất. Đặc biệt, gạo phải thơm và không được quá mới, tính từ lúc thu hoạch tới lúc làm rượu khoảng 3 tháng, bởi gạo mới sẽ cho ra vị rượu không đậm.
Chọn men làm rượu
Men rượu là một hỗn hợp vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch chiết thành rượu. Loại men được sử dụng để làm rượu nếp cẩm có đặc tính cay, nóng. Để tạo nên sản phẩm rượu nếp cẩm ngon, Rượu truyền thống tuyệt đối không sử dụng loại men Trung Quốc, men không rõ nguồn gốc. Bởi chúng không những làm ảnh hưởng tới hương vị, chất lượng mà còn có thể gây ra tình trạng nhức đầu, ngộ độc cho người sử dụng.
Hướng dẫn cách ủ rượu
Gạo sau khi được đãi sạch, loại bỏ tạp chất sẽ ngâm với nước lạnh khoảng 4 - 6 tiếng, sau đó cho vào nồi đồ thành xôi. Cơm xôi nếp cẩm phải đảm bảo chín đều và không bị vón cục. Cơm được trải đều ra trên mặt phẳng sạch cho nguội bớt, sờ ấm tay. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 30 - 35 độ, sờ ấm tay, tránh để nhiệt độ quá cao sẽ làm men bị chết. Ngược lại, khi cơm quá nguội sẽ làm hỏng cả mẻ rượu.
Rượu truyền thống bật mí công thức 1 lạng men/10kg gạo sẽ cho ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Men được cân đủ lượng cần dùng, sau đó cho và cối giã thành bột mịn, càng nhỏ càng tốt.
Rắc men xong, hỗn hợp cơm sẽ được bỏ vào chum sành ủ khoảng 3 - 5 ngày. Lưu ý lượng cơm chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ và đảm bảo đậy kín, không lọt khí . Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Cơm rượu đạt nồng độ rượu cao nhất khoảng ngày ủ thứ năm hoặc thứ sáu, tùy chất lượng men.
Sản phẩm rượu nếp cẩm của Rượu truyền thống được lên men thủ công bằng phương pháp gia truyền, trải qua quá trình ngâm ủ và hạ thổ kỹ tạo nên thành phẩm màu nâu nhạt tự nhiên vô cùng đẹp mắt, hương vị khó quên ngay từ nhấp môi đầu tiên.
Hướng dẫn sử dụng rượu nếp cẩm
- Đối tượng sử dụng: nam và nữ.
- Lượng dùng: sử dụng hàng ngày vào mỗi bữa ăn, tối đa 200ml/ngày.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng rượu nếp cẩm ngâm trứng gà sẽ rất lợi sữa.